image banner
Thống kê truy cập
  • Đang online: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tất cả: 1
Kiểm kê lại các hiện vật khu di tích lịc sử văn hóa đền - Chùa Tự Lạc
Lượt xem: 247
 

Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích lịch sử xã Thọ Nghiệp 

 Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh

 Quy chế này quy định về tổ chức, hoạt động, nguyên tắc, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc và quan hệ công tác của Ban Quản lý di tích xã Thọ Nghiệp Quy chế hoạt động của Ban Quản lý di tích quy định về các hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan đến di tích.

2. Đối tượng áp dụng

Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích và các hoạt động khác diễn ra tại các di tích lịch sử đã xếp hạng trên địa bàn xã Thọ Nghiệp gắn với phát triển kinh tế.

Điều 2. Tổ chức bộ máy, nguyên tắc hoạt động

1. Tổ chức bộ máy

 a) Ban Quản lý di tích được kiện toàn tại Quyết định số …/QĐ-UBND của UBND xã Thọ Nghiệp, gồm  08 thành viên  trong đó: Đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã là Trưởng ban, Phó ban là đồng chí Công chức Văn hóa xã và đồng chí Trưởng ban Xây dựng NSVH làng Tự Lạc, còn lại 5 đồng chí là ủy viên.

2. Nguyên tắc hoạt động

 Ban Quản lý hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm, nguyên tắc tập trung dân chủ; phát huy vai trò chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của tập thể, cá nhân từng thành viên.

 Mọi hoạt động của Ban Quản lý di tích về quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị di tích; các hoạt động  thăm viếng của các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân, du khách đến làm lễ, tham quan di tích đều phải tuân thủ, thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch, bảo vệ môi trường, an ninh trật tự và chấp hành các quy định, quy trình về công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích kết hợp với bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ BẢO VỆ, XÂY DỰNG, TU BỔ TÔN TẠO, PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI TÍCH, DANH LAM THẮNG CẢNH

 

Điều 3. Quy định về quản lý di tích

1. Việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành về di sản văn hóa, quy định phân cấp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn xã Thọ Nghiệp tại Quyết định số …./2022/QĐ-UBND ngày …/12/2022 của UBND xã Thọ Nghiệp; các văn bản chỉ đạo của UBND huyện và các quy định của Quy chế này.

 2. Khi tổ chức, cá nhân phát hiện di tích có dấu hiệu xuống cấp hoặc bị xâm hại, phải kịp thời thông báo cho UBND xã Thọ Nghiệp, Ban Quản lý di tích để kịp thời kiểm tra, xây dựng phương án bảo vệ, báo cáo UBND huyện, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch theo quy định.

3. Những hành vi bị nghiêm cấm

 Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định tại Điều 4, Nghị định 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa quy định: Những hành vi vi phạm làm sai lệch hoặc hủy hoại di sản văn hóa:

 - Làm thay đổi yếu tố gốc cấu thành di tích như đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật trong di tích hoặc tu bổ, phục hồi không đúng với yếu tố gốc cấu thành di tích và các hành vi khác khi chưa được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về văn hóa, thể thao và du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sai lệch về nội dung và giá trị của di tích.

 - Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích.

Điều 4. Quy định về quản lý các hoạt động xây dựng trong Khu vực di tích

 1. Khu vực I (được xác định là yếu tố gốc cấu thành di tích): Giữ nguyên trạng, nghiêm cấm mọi hoạt động xây dựng. Trường hợp đặc biệt, cần thiết phải tu bổ, tôn tạo hoặc xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ, phát huy giá trị di tích thì phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

 2. Khu vực II (là khu vực bao quanh hoặc tiếp giáp khu vực bảo vệ I của di tích): Giữ nguyên hiện trạng các công trình, cơ sở hạ tầng đã được cấp có thẩm quyền đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích. Trường hợp xây dựng những công trình phục vụ cho việc phát huy giá trị di tích phải được sự đồng ý bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Điều 5. Quy định về quản lý tài nguyên, môi trường, bảo vệ cảnh quan di tích

 1. Bảo vệ nghiêm ngặt cảnh quan thiên nhiên của di tích trong phạm vi khoanh vùng bảo vệ di tích đảm bảo giữ nguyên yếu tố gốc cấu thành di tích.

 2. Việc quản lý và sử dụng đất di tích được thực hiện theo đúng quy định.

 3. Việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên gắn với phát triển du lịch được thực hiện hợp lý và giảm thiểu chất thải ra môi trường. Phát triển du lịch phải gắn liền với bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo vệ môi trường. Chất thải, nước thải từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, xây dựng, giao thông vận tải và chất thải sinh hoạt phải được kiểm soát, xử lý đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường.

4. Tổ chức, cá nhân sinh hoạt, hoạt động kinh doanh liền kề di tích phải thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường sau đây: Niêm yết quy định về bảo vệ môi trường, cảnh quan tại điểm du lịch và hướng dẫn thực hiện; bố trí hợp lý, đảm bảo tiêu chuẩn các công trình vệ sinh công cộng, trang thiết bị thu gom chất thải và lực lượng làm vệ sinh môi trường.

Điều 6. Công tác trông coi, bảo vệ, đảm bảo an ninh trật tự tại di tích

 Đảm bảo việc bảo vệ, trông coi, đảm bảo an ninh trật tự được thực hiện thường xuyên tại di tích.

BQL di tích chịu trách nhiệm phân công nhiệm vụ cho thành viên BQL hoặc phối hợp với các cơ quan, đơn vị, cá nhân quét dọn, vệ sinh tại di tích.

Điều 7. Quy định về tu bổ, tôn tạo di tích

 Hàng năm, Ban Quản lý xây dựng phương án tu bổ, tôn tạo di tích bằng nguồn thu của di tích, đối với những nội dung lớn báo cáo UBND huyện và xin ý kiến của cấp có thẩm quyền theo quy định.

Điều 8. Quản lý hoạt động tuyên truyền, quảng bá di tích

 1. Các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá phát huy giá trị của di tích phải tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; các quy định khác của pháp luật có liên quan, phù hợp với quy hoạch, không gian, kiến trúc, cảnh quan của di tích.

 2. Nghiêm cấm tự ý lắp đặt biển hiệu quảng cáo trong khu vực bảo vệ di tích.

Điều 9. Quy định đối với khách tham quan

Tuân thủ, chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, các văn bản pháp luật về di sản văn hóa, tín ngưỡng, tôn giáo, về du lịch, tài nguyên môi trường, về an ninh, trật tự, an toàn xã hội, nội quy, quy định trong khu di tích; tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam thắng cảnh, môi trường, tài nguyên du lịch, bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục tại khu, điểm tham quan.

 Nghiêm cấm các hành vi xâm hại, làm tổn hại đến di tích, văn hóa địa phương.

Điều 10. Quy định về hoạt động văn hoá, tín ngưỡng và du lịch tại di tích

 1. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng tại khu di tích phải đăng ký với Ban Quản lý di tích, chấp hành sự hướng dẫn của Ban Quản lý di tích và nội quy khu di tích.

 2. Các đoàn khách có nhu cầu tham quan, nghiên cứu, học tập tìm hiểu về di tích phải được sự đồng ý của Ban Quản lý di tích. Phải chấp hành nội quy di tích và sự hướng dẫn của Ban Quản lý di tích.

 3. Các hoạt động cắm trại, biểu diễn nghệ thuật, quay phim, chụp ảnh, xuất bản, du lịch, bán hàng lưu niệm, bán sách báo... trong khu vực quản lý di tích phải được sự đồng ý của Ban Quản lý di tích.anh tin bai

Cơ quan chủ quản: Xã Thọ Nghiệp- Huyện Xuân Trường
Địa chỉ: Xã Thọ Nghiệp - Huyện Xuân Trường - Tỉnh Nam Định
Email: xathonghiep.xtg@namdinh.gov.vn
Chung nhan Tin Nhiem Mang